Đọc giúp bạn|Nợ xấu và cổ phiếu ngân hàng

by finandlife18/06/2015 09:30

(TBKTSG) - Cổ phiếu ngân hàng đã khởi sắc và trở thành các mã dẫn dắt thị trường trong hơn một tháng qua. Sau những tháng ngày vật vã, sàn Hà Nội cũng đã hòa mình vào guồng quay lên điểm. Sự tăng trưởng của chỉ số Hnx phần lớn có được nhờ sự nhảy vọt về giá của cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Cũng là cổ phiếu ngân hàng, nhưng SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội hầu như vẫn đứng tại chỗ.

Ở Hose, VCB và BID thay thế GAS đẩy VN-Index về gần mốc 580 điểm. Bất chấp nhận định của một số công ty chứng khoán và cảnh báo của các chuyên gia phân tích kỹ thuật rằng cổ phiếu ngân hàng đã tăng quá “nóng”, tiền vẫn đổ vào cổ phiếu ngân hàng. Giờ không còn thấy nhà đầu tư phàn nàn Thông tư 36 hạn chế tiền vào chứng khoán. Trong ba phiên, thứ Sáu tuần trước, thứ Hai và thứ Ba đầu tuần này, khối lượng giao dịch trên Hose tổng cộng 500 triệu cổ phiếu, trên Hnx 200 triệu cổ phiếu với trị giá khoảng 10.000 tỉ đồng hai sàn.

Sự lạc quan đang tìm chỗ dồn tụ ở cổ phiếu ngân hàng với kỳ vọng quá trình tái cơ cấu chạy nước rút và nợ xấu được mạnh tay xử lý ở cả cấp vĩ mô cũng như vi mô. Tuy nhiên khi lùi ra xa, nhìn một cách bao quát và tổng thể, mới thấy những con số tự bản thân nó đang kể câu chuyện thật về nợ xấu.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 17-4-2015 Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã mua tổng cộng 147.263 tỉ đồng nợ xấu. Theo chỉ tiêu đã được ấn định cụ thể cho từng ngân hàng, đến 30-6 tới đây các tổ chức tín dụng phải bán cho VAMC 75% số nợ xấu và xử lý hết 100% vào cuối tháng 9-2015. VAMC sẽ mua đến 200.000 tỉ đồng nợ xấu trong năm nay, con số không xa vời, nó chắc chắn thực hiện được. Số nợ xấu 200.000 tỉ đồng đó bằng 5% tổng dư nợ toàn hệ thống (hiện tổng dư nợ của tất cả các ngân hàng là 4 triệu tỉ đồng như số liệu công bố trên trang web của NHNN). Mục tiêu của ngành ngân hàng sau khi bán nợ cho VAMC là đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%. Đã bán 5% nợ xấu rồi, mà vẫn còn dưới 3% nữa, tức là tỷ lệ nợ xấu dưới 8%. Đây là con số thực được cả cơ quan quản lý, các ngân hàng và dư luận thừa nhận. Vậy nó cao hay thấp?   

VAMC như một cái kho, nợ xấu từ các ngân hàng được chuyển vào đó. Nhờ thế bản cân đối tài sản và chất lượng tài sản của ngân hàng trở nên “sạch sẽ”. Còn lại hàng trong kho sẽ giải quyết thế nào? Không lẽ để nó mốc meo, hoen gỉ với thời gian? Có hai cách để “giải phóng” cái kho đó: mời gọi nước ngoài vào mua và chờ thị trường bất động sản ấm lên. Cho đến nay, cơ chế bán nợ xấu cho nước ngoài chưa có. Nhà đầu tư nước ngoài nào nhiệt tình, sẵn sàng mang tiền vào, thì cũng chỉ biết ngắm nghía nợ xấu, rồi chờ đợi hoặc bỏ đi. Còn thị trường bất động sản bao giờ khởi sắc thực sự thì chưa có câu trả lời. Cho nên nợ xấu mới được xử lý ở phần ngọn, phần gốc vẫn nguyên ở đấy.

Cổ phiếu ngân hàng đã chuyển động một quãng dài trên phần ngọn nợ xấu được xử lý để bắt kịp với sự tăng trưởng chung của thị trường. Đúng là suốt những năm qua, cổ phiếu ngân hàng tụt lại phía sau trong khi các cổ phiếu dầu khí, hàng tiêu dùng, dược phẩm, xây dựng, vật liệu xây dựng, săm lốp cao su... tiến bước. Nay đã san bằng khoảng cách với các blue-chips đình đám khác, liệu cổ phiếu ngân hàng còn đủ sức đi lên?

Ngoài yếu tố dẫn nhịp của cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán liệu còn có thể trông cậy vào đâu? Lực đẩy không chia đều cho mọi cổ phiếu là kết quả kinh doanh quí 2 và sáu tháng đầu năm. Bên cạnh lợi nhuận tốt, muốn thu hút mối quan tâm của nhà đầu tư, doanh nghiệp phải ở dạng không vay nợ hoặc vay nợ ít và nhất là không “in giấy” tức phát hành cổ phiếu tăng vốn. Nhà đầu tư luôn “sợ” các phương án phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1 của các công ty. HHS là cổ phiếu có hấp lực dòng tiền mạnh, giá tăng đều trong vài tuần trở lại đây, nhưng ngay sau khi có thông tin công ty chuẩn bị trình phương án tăng vốn lên 3.000 tỉ đồng tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường sắp tới, cổ phiếu bị dư bán sàn hàng triệu đơn vị.

Xin kể một câu chuyện thật: một công ty niêm yết có vốn điều lệ ngót nghét 2.000 tỉ đồng. Một nhóm nhà đầu tư bên ngoài đề xuất công ty tăng vốn lên gấp đôi bằng cách phát hành cổ phiếu giá 10.000 đồng. Nếu cổ đông hiện hữu từ chối mua, họ sẽ đứng ra mua hết. Họ trình bày kế hoạch vay tiền ngân hàng để nộp, có tiền trong tài khoản phong tỏa, đảm bảo đúng mọi thủ tục để được cơ quan quản lý cấp phép phát hành. Sau khi phát hành xong, họ rút tiền ra trả lại ngân hàng, bắt đầu “trò chơi” giá lên/xuống để bán ra cổ phiếu. Theo quy định, doanh nghiệp phát hành phải báo cáo tiến độ sử dụng vốn, song không ai kiểm chứng hay xác thực độ tin cậy của những báo cáo tiến độ ấy cả.

Những yếu tố tích cực và tiêu cực tiếp tục đan xen trên thị trường!

------------------

 

TS Lê Hồng Giang có comments có bài này như sau:

"...một công ty niêm yết có vốn điều lệ ngót nghét 2.000 tỉ đồng. Một nhóm nhà đầu tư bên ngoài đề xuất công ty tăng vốn lên gấp đôi bằng cách phát hành cổ phiếu giá 10.000 đồng. Nếu cổ đông hiện hữu từ chối mua, họ sẽ đứng ra mua hết. Họ trình bày kế hoạch vay tiền ngân hàng để nộp, có tiền trong tài khoản phong tỏa, đảm bảo đúng mọi thủ tục để được cơ quan quản lý cấp phép phát hành. Sau khi phát hành xong, họ rút tiền ra trả lại ngân hàng, bắt đầu “trò chơi” giá lên/xuống để bán ra cổ phiếu. "

Để làm được điều này "nhóm nhà đầu tư bên ngoài" đó phải kiểm soát được ban điều hành công ty và kiểm toán. Khi phát hành thêm cổ phiếu bên cột assets của balance sheet sẽ phải ghi nhận 2000 tỷ tiền mặt tương đương với số vốn điều lệ tăng thêm bên cột liabilities. Công ty không thể rút số cash này ra trả ngân hàng mà kiểm toán không có ý kiến gì.

Thực ra mánh khóe này khá giống leveraged bailout ở các thị trường phát triển. Giả sử một công ty có market value rất thấp so với intrinsic value do điều hành kém hay tình hình thị trường đang xấu, một PE fund có thể vay ngân hàng (hoặc phát hành bond) để mua lại (phần lớn cổ phần) công ty đó. Sau khi đã làm chủ được công ty, PE fund sẽ tiến hành tái cấu trúc, cả về điều hành lẫn financial structure, rồi tìm cách cash out để trả tiền ngân hàng bằng cách re-IPO hoặc bán lại cho các PE fund khác. Một hình thức cash out rất đặc biệt (bị nhiều người phê phán) là công ty sau khi restructure sẽ trả dividend cực cao cho PE fund ban đầu.

Controversial hơn nữa là hình thức leveraged bailout mà người tiến hành chính là ban điều hành hiện tại, vd vụ Michael Dell mua lại công ty Dell năm ngoái. Trong trường hợp này những người đứng ra bailout phải thuyết phục được ngân hàng (hoặc hedge fund, PE fund) bỏ tiền ra cho họ bailout công ty của mình rồi sẽ tìm cách restructure và cash out sau. Bản thân họ cũng phải bỏ một số tiền cá nhân đáng kể ra để chứng tỏ họ không lừa đảo.

Nhưng dù với hình thức bailout nào kiểm toán sẽ không chấp nhận các nhà đầu tư cash out bằng cách đơn giản lấy cash của công ty ra chia chác.

 

Nguồn: TBKTSG, Le Hong Giang Blog

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu